Một số người bạn của tôi có chia sẻ rằng: Không hiểu sao đi làm hơn ba năm rồi, thu nhập qua mỗi năm đều có tăng cao hơn cả hệ số lạm phát, nhưng bản thân vẫn chưa cảm thấy thoát khỏi những âu lo về tài chính.
Một số người bạn của tôi có chia sẻ rằng: Không hiểu sao đi làm hơn ba năm rồi, thu nhập qua mỗi năm đều có tăng cao hơn cả hệ số lạm phát, nhưng bản thân vẫn chưa cảm thấy thoát khỏi những âu lo về tài chính. Hàng tháng chưa đến kỳ lương đã nhẵn túi, làm sao mà có thể dành dụm đây?
Người đi làm thì thường chỉ có một nguồn thu nhập chính là từ lương, có một số bạn thì có làm thêm công việc khác hoặc kinh doanh online, đầu tư chứng khoán...Nhưng cơ bản lương vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Không quan trọng bạn làm ra bao nhiêu tiền, mà quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu.
Vậy thì để hướng tới việc ổn định tài chính, người đi làm cần có một số kiến thức cơ bản sau:
Phương pháp quản lý tiền bạc
Phương pháp này hướng dẫn bạn hãy chia khoản tiền lương nhận được hàng tháng thành nhiều phần, và ứng với một tỷ lệ sẽ dành cho một mục đích khác nhau. Bạn cần đảm bảo việc sử dụng theo định mức đã phân chia. Mình đưa ra 2 phương pháp nổi tiếng trên thế giới để cùng tham khảo.
Phương pháp quản lý tài chính của T Harv Eker
- 55%: Chi tiêu bắt buộc như ăn uống, đi lại, tiền nhà, tiền điện thoại...
- 10%: Tự do tài chính: Là khoản tích lũy để đầu tư, sinh lợi.
- 10%: Tiết kiệm dài hạn cho những chi tiêu tương lai khi bạn quá tuổi lao động chẳng hạn.
- 10%: Tài khoản hưởng thụ như đi du lịch hoặc mua sắm những gì mình thích
- 10%: Chi tiêu cho học hành, giáo dục
- 5%: Cho đi, như giúp đỡ người khác, bạn bè, người thân.
Phương pháp quản lý tài chính của Jars
- 55%: Chi tiêu bắt buộc như ăn uống, đi lại, tiền nhà, tiền điện thoại...
- 10%: Tiết kiệm dài hạn cho những chi tiêu tương lai khi bạn quá tuổi lao động chẳng hạn.
- 10%: Tự do tài chính: Là khoản tích lũy để đầu tư, sinh lợi.
- 10%: Tài khoản hưởng thụ như đi du lịch hoặc mua sắm những gì mình thích
- 5%: Chi tiêu cho học hành, giáo dục
- 10%: Cho đi, như giúp đỡ người khác, bạn bè, người thân.
Đây là hai phương pháp thường được nhắc đến dành cho người tìm các phương pháp quản lý tài chính cá nhân. Nó còn có một tên gọi khác là 6 chiếc hũ. Bạn thấy là tỷ lệ phân chia thu nhập của 2 phương pháp có một sự chênh lệch đúng không? Lý do tại sao lại như vậy?
Mỗi người sẽ có một tình hình tài chính hiện tại khác nhau, và ở một giai đoạn mình sẽ chọn một mục tiêu khác nhau. Cho nên, hai phương pháp trên chỉ mang tính chất là cái khung cơ bản để bạn tham khảo. Bạn không cần áp đúng tỷ lệ như bên trên.
Mình ví dụ là bạn là sinh viên mới ra trường đi làm, bạn cần dầu tư nhiều cho việc học hành để nâng cấp bản thân thay vì là đi du lịch tận hưởng cuộc sống. Vậy thì bạn hãy điều chỉnh lại tỷ lệ cho phù hợp với bạn. Và hãy linh hoạt thay đổi theo thời gian đúng với thực tế bản thân bạn nhé!
Khi mới làm quen với hai phương pháp trên mình rất thích hạng mục "Cho đi". Lúc trước mình cứ nghĩ khi nào mình khác giả, cuộc sống thật tốt thì mới nghĩ tới chuyện này. Nhưng giờ mình đã hiểu, hãy trao giá trị trong khả năng của bạn chứ không cần chờ đợi, nó tạo cho bạn thêm nhiều động lực sống và yêu cuộc đời này hơn.
Điểm tín dụng cá nhân CIC là gì?
CIC là hệ thống chấm điểm tín dụng được ghi lại trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Là một con số phản ánh những thông tin trong báo cáo tín dụng của bạn. Điểm số tóm tắt lịch sử tín dụng của bạn và giúp người cho vay dự đoán khả năng trả nợ và thanh toán các khoản phí khi các khoản vay đến hạn.
Người cho vay có thể sử dụng điểm số tín dụng để ra quyết định tín dụng với bạn, các điều khoản liên quan, hoặc tỉ lệ lãi suất bạn sẽ phải trả cho một khoản nợ. Thông tin chủ yếu được sử dụng để tính toán điểm tín dụng của bạn bao gồm:
1. Thông tin định danh
2. Số lượng và loại tài khoản tín dụng bạn có ( vay thông thường, thẻ tín dụng…)
3. Lịch sử trả nợ của bạn
4. Dư nợ và tình trạng nợ hiện tại
5. Thông tin tiêu cực khác
6. Thời gian quan hệ tín dụng…
7. Lịch sử tra cứu thông tin về bạn
(Nguồn: https://cic.org.vn)
Ví dụ: Bạn sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng A hoặc mua hàng trả góp qua Công ty Tài chính B, nhưng rất nhiều lần thanh toán trễ hạn bị Ngân hàng cảnh báo và đưa vào diện nợ xấu. Sau đó thông tin này sẽ được gửi về Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam cập nhật lên hệ thống. Vậy bạn sẽ có điểm tín dụng xấu.
Điểm tín dụng xấu có ảnh hưởng gì?
Khi bạn bị ghi nợ xấu trên CIC, thì sau này khi bạn muốn vay tiêu dùng hoặc mở thẻ tín dụng sẽ khó khăn hơn, cí thể chịu một mức lãi suất cao hơn. Tệ hơn nữa là có thể bạn không được vay hoặc mở thẻ tín dụng luôn.
Nhiều bạn nghĩ đơn giản là tôi đâu cần vay tiền ngân hàng nên chả có gì mà phải xoắn lên. Nhưng thực tế thì bỗng một ngày bạn muốn mua nhà, mua xe trả góp, vay kinh doanh...Bạn bị Ngân hàng đòi hỏi đủ thứ giấy tờ hồ sơ vì cái CIC quá tệ của bạn. Lúc này bạn sẽ cảm thấy hối hận vì ngày trước không chuẩn bị một lịch sử tín dụng thật tốt.
Bao lâu được xóa nợ xấu trên CIC
Nợ xấu bao lâu được xóa sẽ phụ thuộc vào thời gian quá hạn và cấp độ khác nhau. Những cấp độ này được đánh giá phân loại theo nhóm cao hay thấp, phụ thuộc vào thời gian bạn trả trễ từ 1 tháng đến 6 tháng...Và thời gian xóa nợ xấu có thể kéo dài đến 5 năm.
Và gần đây, tình trạng bị làm giả hồ sơ vay sau đó không trả nợ, dẫn đến nhiều người bị ghi nợ xấu lên CIC một cách vô lý. Nếu bị rơi vào trường hợp này, bạn cần liên hệ với Ngân hàng hoặc Công ty tài chính có liên quan để yêu cầu họ xử lý và gỡ nợ xấu cho bạn. Hoặc cần thiết hãy nhờ báo chí can thiệp để tranh việc thiếu hợp tác, đùn đẩy trách nhiệm trong trường hợp này. Hãy tự bảo vệ mình bạn nhé!
Trên đây là một vài chia sẻ về Kiến thức tài chính cơ bản cho người đi làm. Nó chưa thể đầy đủ và sẽ luôn update trong thời gian tới. Bạn có thể để lại comment nếu có thắc mắc hoặc đóng góp nhé! Trân trọng.